Tổng quan Vật trung gian truyền bệnh

Vật chủ trung gian mang sinh vật gây bệnh từ vật chủ nhiễm bệnh là một động vật hay một người và truyền cho một vật chủ trung gian khác hoặc trực tiếp sang người mà nó ký sinh. Việc truyền bệnh xảy ra trực tiếp do cắn, chích hoặc gây bội nhiễm các mô hoặc gián tiếp do truyền nhiễm bệnh. Muỗi và ve là các vật chủ trung gian truyền bệnh đáng chú ý nhất bởi cách thức truyền bệnh phổ biến nhất của chúng là qua máu hay chuột là vật trung gian truyền bệnh dịch hạch.Cần phân biệt thuật ngữ vật chủ trung gian (vật chủ phụ) với sinh vật trung gian truyền bệnh qua các khái niệm[1]:

  • Trung gian truyền bệnh sinh học, còn được gọi là vật chủ trung gian khi ký sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể trung gian truyền bệnh. Ví dụ: muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sinh học của ký sinh trùng sốt rét.
  • Trung gian truyền bệnh cơ học, còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh khi ký sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể của trung gian truyền bệnh. Ví dụ: ruồi nhà là trung gian truyền bệnh cơ học của ký sinh trùng Entamoeba histolytica truyền bệnh lỵ a míp.

Các bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian phổ biến ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới và tương đối hiếm ở các vùng ôn đới, mặc dù sự biến đổi về khí hậu có thể tạo điều kiện thích hợp cho sự bùng phát của các dịch bệnh ở các vùng ôn đới.